Thứ bảy, 20/04/2024 - 16:08|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Tiểu học Kơ Pa Kơ Lơng

Trường tiểu học Kơ Pa Kơ Lơng, huyện Đăk Hà triển khai mô hình Trại đọc nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Trường tiểu học Kơ Pa Kơ Lơng, huyện Đăk Hà triển khai mô hình Trại đọc nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Đây là một trong những hoạt động trong kế hoạch triển khai thực hiện mô hình “Vui học tiếng Việt” theo Quyết định số 1722/QĐ-SGDĐT ngày 19/6/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum về việc triển khai thí điểm mô hình “Vui học tiếng Việt” ở một số cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh trong năm học 2021-2022.

Ngày 30 tháng 11 năm 2021, Trường tiểu học Kơ Pa Kơ Lơng, huyện Đăk Hà bắt đầu triển khai mô hình Trại đọc trong nhà trường nhằm góp phần tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Đây là một trong những hoạt động trong kế hoạch triển khai thực hiện mô hình “Vui học tiếng Việt” theo Quyết định số 1722/QĐ-SGDĐT ngày 19/6/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum về việc triển khai thí điểm mô hình “Vui học tiếng Việt” ở một số cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh trong năm học 2021-2022. Hoạt động triển khai dựa trên tài liệu hướng dẫn tăng cường đọc - viết cho học sinh dân tộc thiểu số được biên soạn dưới sự bảo trợ của tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế (Save the Children). Ấp ủ dự định thực hiện kế hoạch từ lâu nhưng đành phải hoãn lại cho đến nay vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh. 

Điều hành buổi hoạt động trại đọc đầu tiên là cô giáo Phạm Thị Thảo, giáo viên tổng phụ trách đội với lứa học sinh được chọn làm thí điểm là học sinh các lớp 4, lớp 5 của trường.  Đây là những học sinh đại diện cho các lớp của khối với hi vọng sẽ làm nòng cốt trong việc tổ chức hoạt động trại đọc cho mỗi lớp sau này. 

Tám bước của hoạt động trại đọc diễn ra sôi nổi, vui vẻ với sự tham gia tích cực từ phía học sinh, giúp các em có cơ hội rèn luyện và phát triển các năng lực tiếng Việt cơ bản như: nghe - hiểu, nói, đọc, viết, trình bày, diễn đạt tiếng Việt. Trong Giờ đọc truyện, các em không những được nghe câu chuyện mà còn tham gia phán đoán tình tiết tiết theo của câu chuyện ở mỗi thời điểm, qua đó làm giàu thêm trí tưởng tượng của các em, thu hút các em hòa nhập vào câu chuyện. Ngoài ra, các em còn được tham gia phân vai nhau thể hiện biểu cảm nhân vật trong câu chuyện. Trong Giờ hoạt động, các em được tham gia các trò chơi tiếng Việt. Với trò chơi "Đoán từ", các em khá hào hứng khi đã sử dụng vốn tiếng Việt hiện có của mình để diễn đạt đặc điểm hình ảnh, sự vật hiện tượng mà mình biết, qua đó giúp các em phát triển tốt hơn vốn từ tiếng Việt. Ở bước Làm và mang về, học sinh say mê vẽ những con vật mình yêu thích và diễn đạt các đặc điểm của chúng trước tập thể. Đây là các sản phẩm các em tự làm được và mang về lớp học để làm tư liệu cho mình.

Thời gian 80 phút trôi qua trong sự hào hứng, vui vẻ của trẻ tham gia. Lần đầu tiên, các em được tham gia học tập theo mô hình mới ngoài không gian lớp học, thoát khỏi sự gò bó của một lớp học thường thấy, có lẽ vì thế nên các em hoạt bát hẳn lên, nét vui tươi tự nhiên hiện lên trong từng ánh mắt của trẻ. Sự ngượng ngùng nhanh chóng biến mất, dành chỗ cho không khí vui tươi, thân thiện của lớp học. Với sự khích lệ động viên kịp thời của cô giáo điều hành đã giúp các em vượt qua rào cản e ngại về vốn tiếng Việt ít ỏi của mình mà mạnh dạn sử dụng chúng khi tham gia các hoạt động của trại đọc.

Nhìn thấy các em vui vẻ, tung tăng, quây quần trong không gian trại đọc nằm độc lập trên sân trường, xung quanh bao nhiêu là cây và hoa như muốn hòa nhập vào không gian hoạt động vui tươi của các em. Để có được không gian trại đọc nhỏ xinh hơn 40 mét vuông này, trong những ngày đầu của năm học, nhà trường đã vận động  sự tham gia "miễn phí" của một đội thợ không chuyên là các thầy giáo của trường. Ngoài thời gian xuống thôn bản hướng dẫn học sinh trong thời gian dạy học ứng phó với dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, những "người thợ không chuyên" này đã dành thời gian riêng của mình với chút tay nghề "không mấy khéo léo lắm" để hoàn thành. Trong điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ, đời sống của nhân dân trong thời kỳ đại dịch còn khó khăn, bài học về phát huy nội lực để xây dựng và phát triển nhà trường một lần nữa đã phát huy hiệu quả.


Cùng chia sẻ kinh nghiệm trong buổi sinh hoạt chuyên môn cụm trường số 5 khối tiểu học huyện Đăk Hà, các thầy cô giáo các đơn vị trường đều nhất trí rằng hoạt động trại đọc tuy mới mẻ nhưng đã mở ra một phương thức mới trong hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Định hướng của nhà trường trong thời gian tới đây, khi thời gian điều kiện dạy học cho phép học sinh có thể học cả ngày, tất cả các lớp đều được tham gia hoạt động trại đọc thường xuyên. Hi vọng rằng, những khó khăn về phát triển năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số sẽ dần được khắc phục và mục tiêu kiên trì chất lượng giáo dục tiểu học sẽ đạt được.

                                                                                                                                                                 Bài và ảnh của thầy Phạm Quang Thiện

                                                                                                                                                          Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kơ Pa Kơ Lơng

Lượt xem: 293
Tác giả: Phạm Quang Thiện
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 11
Tháng 04 : 35